Hiển thị các bài đăng có nhãn Đứt cáp quang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đứt cáp quang. Hiển thị tất cả bài đăng

30 tháng 7, 2022

Cáp quang biển APG đứt

Cáp quang biển APG gặp sự cố vào chiều 26/7, khiến việc truy cập Internet quốc tế của người dùng bị ảnh hưởng.

Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam xác nhận sự cố xảy ra vào gần 16h hôm qua, gây mất kết nối trên toàn bộ tuyến cáp APG.

Dẫn lời đơn vị quản lý tuyến cáp, người này cho biết nguyên nhân ban đầu được đưa ra là cáp bị đứt trên nhánh S3, ở vị trí cách trạm cập bờ Chongming (Trung Quốc) 427 km. APG vẫn đang được kiểm tra trước khi đưa ra kế hoạch xử lý tiếp theo.

Trong tối 26/7, nhiều người dùng Internet tại Việt Nam phản ánh về tình trạng mạng chậm bất thường, bị mất kết nối khi sử dụng một số dịch vụ quốc tế.

"Hàng ngày tôi vẫn gọi điện cho người thân ở quê bằng ứng dụng Messenger. Tối nay gọi liên tục đều không thể kết nối, nên buộc phải chuyển sang gọi điện thoại thông thường. Nhưng tôi vẫn có thể lên mạng đọc báo bình thường", Hải Yến (Hà Nội) cho biết.

Huỳnh Dũng (TP HCM) nói anh cũng gặp vấn đề khi truy cập một số dịch vụ quen thuộc như Twitter, Google. Khi xem YouTube trên TV, chất lượng hiển thị video bị giảm xuống mức thấp nhất, thường xuyên đứng hình, dù tình trạng này trước đây hiếm khi xảy ra.

Ngoài ra, một số người phản ánh hiện tượng lag giật, mất kết nối, độ trễ cao khi chơi game, tốc độ tải giảm đáng kể khi dụng dịch vụ quốc tế như Google Drive. Tình trạng được ghi nhận ở cả kết nối băng rộng cố định và di động.


Kết quả đo tốc độ Internet tại một tòa nhà ở Hà Nội đêm 26/7. Ảnh: Lưu Quý

Các nhà cung cấp dịch vụ Internet đều khẳng định đã tiến hành biện pháp khắc phục. Phương án được đưa ra là định tuyến chuyển lưu lượng quốc tế sang các hướng cáp khác, đồng thời tối ưu hóa các hệ thống kỹ thuật liên quan.

Trong một số sự cố cáp quang biển trước đây, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) đánh giá các nhà mạng trong nước thực tế đã quen ứng phó với tình trạng này. Vì vậy, mức độ ảnh hưởng thường sẽ có tính chất cục bộ và diễn ra ở một số giai đoạn nhất định.

APG (Asia Pacific Gateway) là một trong bảy tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam đi thế giới. Tuyến cáp được vận hành từ năm 2016, với khả năng cung cấp băng thông tối đa 54 Tb/giây. Trong năm 2021, tuyến này bốn lần bị gián đoạn, trong đó lần gần nhất vào tháng 12/2021 và mất hai tháng mới khắc phục xong. Đến tháng 4, APG tiếp tục gặp lỗi đứt sợi trên phân đoạn S1.7 và mất 10 ngày xử lý, trước khi xảy ra sự cố lần này.

Support Team Email: Support@phattrien.net - phattriennet@gmail.com - domain@phattrien.info Website: http://phattrien.net - http://phattrien.info - http://PhátTriển.vn Tổng đài: (84) 903 880 905 Hotline: 0931 435 998 Mr.Vương

9 tháng 1, 2021

Hai tuyến cáp quang biển quốc tế IA, APG đang gặp sự cố

Theo nguồn tin riêng của ICTnews, 2 tuyến cáp quang biển quốc tế IA và APG đã gặp sự cố trong những 
ngày đầu năm mới 2021, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.

Chia sẻ với ICTnews vào trưa ngày 9/1/2021, đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, vào 6h45 sáng nay (9/1), tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway – APG đã gặp sự cố trên hướng cáp kết nối tới HongKong và Nhật Bản.

Hiện tại, nguyên nhân xảy ra sự cố trên tuyến cáp biển APG chưa được thông báo đến các ISP tại Việt Nam.

Trong khi đó, vào ngày đầu tiên của năm 2021, tuyến cáp quang biển Liên Á (Intra Asia - IA) cũng đã gặp sự cố. Được các hệ thống kỹ thuật ghi nhận vào 12h52 ngày 1/1/2021, sự cố trên tuyến cáp biển IA đã được xác định là do lỗi cáp trên phân đoạn 1, cách khoảng 49 km từ trạm cập bờ tại Singapore của tuyến cáp. Sự cố này gây ảnh hưởng toàn bộ dung lượng kết nối hướng Singapore.

Hiện các ISP tại Việt Nam cũng chưa nhận được kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên hai tuyến cáp biển IA và APG.

IA và APG là hai trong năm tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với ba tuyến cáp biển khác là AAG, AAE-1 và SMW3.

Với tuyến IA, đây là tuyến cáp biển có tổng chiều dài 6.800 km và được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009. Tuyến cáp biển này kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, HongKong và Nhật Bản. Cáp IA được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực.

Được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016, APG có chiều dài khoảng 10.400 km được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp biển này có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Cáp APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Được biết, ngay sau khi phát hiện sự cố trên 2 tuyến cáp quang biển, các ISP đều đã triển khai những phương án điều chuyển lưu lượng sang các tuyến cáp biển khác và đường cáp đất liền kết nối đi quốc tế để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dùng. 


Support Team Email: Support@phattrien.net - phattriennet@gmail.com - domain@phattrien.info Website: http://phattrien.net - http://phattrien.info - http://PhátTriển.vn Tổng đài: (84) 903 880 905 Hotline: 0931 435 998 Mr.Vương

3 tháng 4, 2020

Cáp quang AAG lại đứt


Theo một số nhà cung cấp Internet tại Việt Nam, đường cáp quốc tế AAG vừa gặp sự cố.

Theo tổng đài chăm sóc khách hàng của Viettel, cáp quang biển AAG vừa gặp sự cố, ảnh hưởng đến các khách hàng của các nhà mạng đang khai thác tuyến này.

Cũng theo phía Viettel, nhà mạng này đang kết hợp với đối tác cung cấp để khắc phục nhanh nhất có thể.

Cáp quang AAG lại vừa gặp sự cố 

Sự cố đứt cáp AAG xảy ra vào ngày 2/4 tại đoạn S1 thuộc nhánh cáp Việt Nam kết nối đi Hong Kong.

Cũng trong ngày 2/4, Viettel Telecom cho biết đã hoàn thành việc tăng 2 lần băng thông cho tất cả khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet cáp quang trên toàn quốc, giá không đổi để nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập, làm việc online tại nhà theo yêu cầu của Bộ Thông tin Truyền thông.

"Chương trình ưu đãi miễn phí này sẽ được áp dụng cho tới khi Việt Nam công bố hết dịch, sau đó băng thông sẽ trở lại về mức khách hàng đang sử dụng trước đó", đại diện Viettel cho biết.

Theo Viettel, sự cố xảy ra với tuyến cáp biển AAG chỉ ảnh hưởng tốc độ các trang web quốc tế, các trang web trong nước vẫn hoạt động bình thường. Tốc độ mạng vẫn đảm bảo được tăng gấp đôi nếu người dùng truy cập các trang không truyền thông tin qua nhánh cáp biển này.

Về phía VNPT, nhà mạng này cho biết đã điều tuyến để không ảnh hưởng tốc độ truy cập quốc tế của người dùng.

Cuối năm 2019, cả ba tuyến cáp quang quốc tế mà nhà mạng Việt Nam đang sử dụng là AAG, IA và AAE-1 đồng loạt gặp sự cố. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến truy cập Internet của người Việt vào các trang quốc tế. Đến ngày 2/3, tuyến cáp quốc tế AAG sau nhiều lần phải lùi lịch sửa do điều kiện thời tiết bất lợi đã hoàn tất sửa chữa.